Thẻ phạt bóng đá là điều mà bất cứ ai theo dõi môn thể thao vua cũng từng nghe đến. Nó là hình thức cảnh cáo và thể hiện quyền lực tối cao của trọng tài trên sân cỏ. Nếu thẻ vàng và đỏ đã quá quen thuộc, thì còn nhiều loại như màu xanh và trắng khiến không ít người tò mò. Vậy để biết những tấm phạt này có ý nghĩa gì thì cùng khám phá ngay sau đây!
Hiểu Về Định Nghĩa Thẻ Phạt Bóng Đá
Thẻ phạt bóng đá được ví như “drama” trên sân cỏ, đây là quyền năng của trọng tài dùng để dằn mặt cầu thủ phạm lỗi trong lúc thi đấu. Tùy vào độ nặng của pha vi phạm mà trọng tài sẽ tung ra màu vàng rực rỡ hay màu đỏ chói chang. Hành động này không chỉ là lời cảnh cáo sắc bén mà còn là cách để cả cầu thủ lẫn khán giả nắm rõ tình hình.
Ngày xưa, thẻ phạt khởi đầu khá mộc mạc với chất liệu giấy bristol, loại giấy chịu được mưa dầm dề, mồ hôi túa ra từ tay trọng tài. Thời hiện đại bây giờ được cải tiến với chất liệu nhựa plastic xịn sò do Thụy Sĩ chế tạo.
Hiểu thế nào là thẻ phạt bóng đá
Câu Chuyện Ra Đời Của Thẻ Phạt Bóng Đá
Bạn có bao giờ tò mò chiếc thẻ phạt bóng đá quen mắt trên sân đấu bắt nguồn đâu mà ra không? Câu chuyện bắt đầu từ một trọng tài người Anh tài ba tên Ken Aston (1915 – 2001), người đã làm nên lịch sử cho môn thể thao vua.
Ý tưởng từ cuộc hỗn loạn World Cup 1966
Năm 1966, Ken Aston đầu quân làm trưởng nhóm trọng tài tại World Cup, mọi chuyện bắt đầu nóng ở trận tứ kết giữa Anh và Argentina. Nhưng Trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein liên tục cảnh cáo hai ngôi sao Sir Robert và Jack Charlton. Tuy nhiên, ngôn ngữ bất đồng khiến cầu thủ ngơ ngác, khán giả thì đầu bốc khói chẳng hiểu chuyện gì. Nghe cứ như chuyện đùa, nhưng chính cái rối ren ấy đã khơi mào cho một ý tưởng hữu ích.
Thẻ phạt bóng đá ra đời
Từ mớ bòng bong dở khóc dở cười ấy, Ken Aston tự nhủ phải làm gì đó rõ ràng hơn. Và rồi, trong một phút xuất thần, ông nghĩ đến đèn giao thông: Vàng là cảnh cáo, đỏ là dừng lại ngay. Thế là thẻ phạt bóng đá ra đời rất đơn giản và trực quan.
Câu chuyện ra đời của những chiếc thẻ trên sân cỏ
Bắt đầu trình làng và lan tỏa
Đến World Cup 1970 tại Mexico, 2 màu thẻ đặc trưng là vàng và đỏ xuất hiện, giúp trận đấu công bằng và có kỷ cương hơn. Chẳng ai ngờ một ý tưởng chữa cháy lại làm nên cuộc cách mạng vĩ đại cho bóng đá. Cho đến hiện nay, nó không chỉ tồn tại trong môn thể thao vua, nhiều môn thể thao khác cũng áp dụng.
Giải Mã Ý Nghĩa 4 Loại Thẻ Phạt Bóng Đá
Trên sân cỏ, mỗi tấm thẻ phạt đều mang một thông điệp riêng, từ cảnh báo nhẹ nhàng đến án phạt nghiêm khắc. Để biết chúng có tác động ra sao thì cùng tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của qua từng màu.
Màu đỏ
Màu đỏ là trùm của các loại thẻ phạt bóng đá, xuất hiện như hồi chuông báo tử cho cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng. Khi trọng tài giơ cao tấm màu này, cầu thủ lập tức phải rời khỏi sân, để lại đội bóng của mình rơi vào thế quân số thua thiệt.
Dưới đây là những tình huống đen đủi khiến cầu thủ phải rời sân:
- Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với đối thủ hoặc bất kỳ ai trên sân.
- Nhổ nước bọt, hành động bị coi là vô cùng thô bỉ.
- Lăng mạ, chửi bới bằng lời nói hoặc cử chỉ khó đỡ.
- Phá hỏng cơ hội ghi bàn mười mươi của đối thủ bằng lỗi cố ý.
- Dùng tay cản bàn thắng rõ ràng dù không phải thủ môn.
- Phạm lỗi siêu nặng trong vòng cấm địa, vừa bị đuổi, vừa tặng đối thủ quả phạt đền.
- Thêm nữa, nếu một đội mà nhận hơn 4 thẻ đỏ, trận đấu sẽ bị ngưng ngay lập tức.
Màu vàng
Chiếc thẻ màu vàng là mức phạt nhẹ nhàng trọng tài muốn gửi gắm tới cầu thủ. Ở các giải đấu lớn như Euro hay World Cup, nhận 2 chiếc màu vàng ở 2 trận khác nhau cũng đủ khiến bạn ngồi ngoài trận kế tiếp.
Những lỗi khiến cầu thủ dễ nhận tấm phạt màu vàng như sau:
- Câu giờ lộ liễu.
- Đẩy, kéo, xô xát nhẹ nhàng nhưng đầy tiểu xảo.
- Lời qua tiếng lại, cãi tay đôi với trọng tài.
- Chơi chiêu trì hoãn khi đối thủ đá phạt.
- Bỏ qua luật khoảng cách trong các tình huống cố định.
- Tự ý vào sân hoặc rời sân mà chưa được trọng tài gật đầu.
Thẻ phạt bóng đá màu vàng mang tính cảnh cáo
Màu xanh
Nếu thẻ phạt bóng đá màu đỏ, vàng là cơn ác mộng thì màu xanh lại như làn gió mát lành trên sân cỏ. Tuy nhiên, nó không nằm trong bộ luật chính thức của FIFA nên không phải ai cũng quen mặt.
Ngày xưa, màu xanh từng là tín hiệu để gọi đội y tế vào sân cứu chữa cầu thủ chấn thương. Nhưng từ năm 2003, nó bị khai tử, nhường chỗ cho động tác vẫy tay của trọng tài. Đến năm 2016, nó tái sinh với vai trò mới tôn vinh tinh thần fair-play. Cầu thủ đầu tiên nhận là Cristiano Galano, khi anh trung thực thừa nhận cú sút của mình không đáng được phạt góc.
Màu trắng
Thẻ màu trắng là biểu tượng của sự tử tế và tinh thần thể thao cao thượng. Nó không phải án phạt mà là lời khen ngợi dành cho những khoảnh khắc đẹp đẽ trên sân.
Thẻ trắng lần đầu chào sân ở tứ kết cúp quốc gia Bồ Đào Nha, trong trận đấu giữa đội nữ Benfica vs Sporting Lisbon. Khi một thành viên dự bị gặp sự cố sức khỏe, đội ngũ y tế của cả hai CLB nhanh chóng vào cuộc. Thấy được hành động nhân văn ấy, trọng tài lập tức rút tấm màu trắng và khán giả òa lên vỗ tay như mưa.
Thẻ màu trắng tượng trưng cho sự tử tế
Mong rằng qua bài viết bạn đã có nhiều thông tin thú vị về những chiếc thẻ phạt bóng đá. Từ đó hiểu mỗi loại thẻ đều có sứ mệnh riêng, giúp bạn nắm rõ luật chơi cá cược bóng đá hơn.